Việt Nam có tiềm năng rất lớn về điện gió ngoài khơi. Kết quả nghiên cứu giữa Cơ quan Năng lượng Đan Mạch và Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo Việt Nam cho thấy Việt Nam có tiềm năng hơn 160 GW điện gió ngoài khơi. Đặc biệt khi quỹ đất đang hạn hẹp hoặc khi vận tốc gió trên bờ không đủ mạnh, điện gió ngoài khơi mang lại khả năng tiếp cận nguồn điện tái tạo sạch và ổn định.

Dự án điện gió ngoài khơi La Gàn với công suất 3.5GW không chỉ cung cấp nguồn năng lượng sạch cho hàng triệu gia đình Việt Nam mà còn hỗ trợ phát triển kinh tế địa phương. Trong suốt thời gian thực hiện, dự án có thể:

  • Dự kiến tạo ra khoảng 250 TWh điện năng
  • Cung cấp năng lượng cho khoảng 7 triệu hộ gia đình
  • Giúp giảm thiểu khoảng 130 triệu tấn khí thải CO2
Sự phát triển, xây dựng và vận hành Dự án điện gió ngoài khơi La Gàn sẽ thu hút nguồn đầu tư quốc tế, mang đến nhiều cơ hội cho những doanh nghiệp địa phương và tạo thêm hàng ngàn việc làm tại Việt Nam.

Dự án điện gió ngoài khơi La Gàn với công suất 3,5GW sẽ đóng góp những lợi ích kinh tế có ý nghĩa cho Việt Nam. Theo một nghiên cứu chi tiết về tác động kinh tế do các chuyên gia quốc tế BVG Associates thực hiện, dự án La Gàn dự kiến sẽ mang lại những lợi ích sau trong suốt thời gian hoạt động của dự án:

  • Dự án dự kiến sẽ đóng góp hơn 4 tỷ USD cho nền kinh tế Việt Nam.
  • Dự án dự kiến sẽ tạo ra 45.880 công việc tương đương toàn thời gian (FTE), trong đó 1 FTE được định nghĩa là 1 công việc tương đương toàn thời gian trong 1 năm.

Những đóng góp quan trọng nhất phải kể đến các hoạt động phát triển dự án, cung cấp chân đế (móng trụ), cung cấp hệ thống đấu nối trên bờ, vận hành và bảo trì. Trong các lĩnh vực này, Việt Nam là quốc giá có chuyên môn vững vàng. Điều này đồng nghĩa với việc các nhà cung cấp trong nước sẽ được sử dụng với tỉ lệ rất cao.

Tỷ lệ phần trăm của các hạng mục việc làm được tạo ra theo chuỗi cung ứng

  • Quản ý dự án
    10%
  • Tua-bin gió
    6%
  • Chân đế (Móng trụ)
    10%
  • Cáp điện
    1%
  • Trạm biến áp
    17%
  • Vận hành cơ sở hạ tầng
    3%
  • Lắp đặt
    12%
  • Vận hành
    35%
  • Quá trình
    kết thúc hoạt động
    và tháo gỡ
    6%

Để củng cố phân tích của mình, BVG Associates đã phỏng vấn 13 công ty hoạt động trong chuỗi cung ứng gió ngoài khơi tại Việt Nam. Đây là những công ty được chọn dựa trên chuyên môn, năng lực, thành tích và các dự án đã thực hiện. Các công ty này, được phân loại theo lĩnh vực chuyên môn chính, được thể hiện trong bảng bên dưới.

Nghiên cứu & khảo sát

Cung cấp tua-bin

Lắp đặt & vận hành

Cung cấp cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất (sản xuất chân đế, dây cáp, lắp đặt trạm biến áp)

13 công ty hàng đầu đang hoạt động tại thị trường Việt Nam đã hỗ trợ nghiên cứu tác động kinh tế của dự án La Gàn

Kết quả xuyên suốt của nghiên cứu này cho thấy rõ là Việt Nam có một lực lượng lao động kỹ thuật lành nghề có chuyên môn cao trong lĩnh vực đóng tàu và dầu khí, có thể dễ dàng sử dụng, phát huy và đào tạo thêm lực lượng này để phục vụ cho ngành điện gió ngoài khơi. Nghiên cứu cũng cho thấy, mặc dù các công ty Việt Nam chưa vận hành tàu tự nâng nào nhưng có thể linh hoạt sử dụng những tàu chuyên chở hạng nặng khác của ngành dầu khí để lắp đặt chân đế và trạm biến áp ngoài khơi trong tương lai.

Công tác phát triển và xây dựng dự án điện gió ngoài khơi La Gàn sẽ được tiến hành trong nhiều năm, từ đó tạo ra nhiều cơ hội cho các nhà thầu của Việt Nam tham gia nhiều hơn vào chuỗi cung ứng của Dự án trong những năm sắp tới, khi thị trường ngành điện gió ngoài khơi ngày càng phát triển. Một số hạng mục dự kiến sẽ phải nhập khẩu, như các bộ phận tuabin. Tuy nhiên, một số nhà cung ứng Việt Nam cho biết rằng có khả năng họ sẽ đầu tư thêm để phát triển nhà máy và cơ sở hạ tầng. Điều này sẽ giúp nâng cao trình độ chuyên môn ở Việt Nam và có thể tác động tích cực tới các lĩnh vực khác của chuỗi cung ứng và toàn ngành công nghiệp điện gió ngoài khơi, đồng thời cải thiện thêm tỷ lệ nội địa hóa trong dự án La Gàn.

Tìm hiểu báo cáo tác động kinh tế tại đây.